Nguyên nhân gây ra trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ xuất hiện ở phía trên hay dưới đường lược của ống hậu môn, bệnh trĩ phân thành 2 loại chính là: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Với trĩ nội, các đặc điểm để nhận biết là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bệnh trĩ nội được phân thành 4 độ: Bệnh trĩ nội độ 1, bệnh trĩ nội độ 2, bệnh trĩ nội độ 3 và bệnh trĩ nội độ 4 là khi búi trĩ đã sa thường trực bên ngoài hậu môn, đẩy cũng không co lên, lúc này biến chứng xuất hiện nhiều như viêm nhiễm, hoại tử,…búi trĩ.
Vậy NGUYÊN NHÂN nào gây ra bệnh trĩ nội? cùng bác sĩ tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân khiến bạn bị trĩ nội
Việc các đám rối tĩnh mạch bên trong trực tràng căng giãn, phồng lên thường do một số nguyên nhân làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn gây ra, như:
- Đứng hoặc ngồi quá lâu: Việc đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt ngồi trên bồn cầu sẽ khiến vùng trực tràng – hậu môn phải chịu áp lực lớn, từ đó gây hình thành trĩ nội.
- Thường xuyên mang vác vật nặng: Khi mang vác vật nặng, toàn bộ trọng lượng của vật và cơ thể sẽ đặt lên vùng thân dưới, từ đó tác động đến các tĩnh mạch trực tràng và khiến chúng căng giãn.
- Béo phì: Cân nặng dư thừa có thể làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn và góp phần hình thành trĩ nội.
- Tuổi tác: Khi lớn tuổi, các cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn trở nên suy yếu và dễ bị giãn phình.
- Mang thai và sinh con: Áp lực mà thai nhi đặt lên vùng chậu của người mẹ có thể góp phần hình thành trĩ nội. Ngoài ra, hoạt động rặn đẻ cũng sẽ tạo áp lực lên khu vực này khiến phụ nữ có nguy cơ bị trĩ sau sinh cao hơn.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn và gây nên không ít áp lực lên đám rối tĩnh mạch trực tràng – hậu môn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước khiến phân bị khô và dễ gây táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ… cũng là nguyên nhân gây trĩ.
- Ít vận động: Thói quen ít vận động sẽ gây ảnh hưởng đến nhu động ruột, làm tăng nguy cơ mắc táo bón và các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác như trĩ.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như nhịn đi vệ sinh, tình trạng căng thẳng thần kinh, quan hệ qua đường hậu môn, mắc hội chứng ruột kích thích… cũng có thể gây hình thành búi trĩ nội.
Đối tượng nguy cơ bệnh Trĩ nội
Theo thống kê, có khoảng 3/4 dân số sẽ mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những người phải ngồi nhiều và phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi.
Có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như: Công việc buộc phải ngồi lâu thường xuyên, bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính, béo phì, phụ nữ mang thai, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, chế độ ăn ít chất xơ, có tiền sử u vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
Biến chứng của bệnh trĩ nội gây ra
Bệnh trĩ không gây quá nhiều biến chứng, nhưng nếu chủ quan thì vẫn có thể xảy ra một số nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như:
Thiếu máu
Trĩ nội có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng …
Sa nghẹt búi trĩ
Búi trĩ bị sa nghẹt không hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây biến chứng tắc mạch và hoại tử
Viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và xung quanh
Các búi trĩ sa lồi thường xuyên sẽ gây xuất tiết và viêm nhiễm tại chỗ vùng hậu môn, sau đó lan rộng gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn gây ngứa ngáy, nóng rát.
Chính vì vậy, khi bạn nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị trĩ nội bạn không nên chủ quan, hãy chủ động đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và có hướng trị liệu bệnh từ sớm tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Nên làm gì khi có dấu hiệu bị trĩ nội
Việc đầu tiên cần làm chính là đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám chẩn đoán đúng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ trị liệu thích hợp. Tránh tình trạng chủ quan lơ là bỏ qua giai đoạn trị liệu bệnh lý tưởng, và khiến bệnh biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết thăm khám ở đâu? Hãy tới ngay Phòng khám ngoại khoa uy tín Đà Nẵng đang là địa chỉ được đông đảo bệnh nhân trong ngoài khu vực tin tưởng ghé đến, cũng bởi Phòng khám sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Đội ngũ bác sĩ: Tay nghề bác sĩ là tiêu chí đầu tiên để quyết định việc kết quả trị liệu. Những bác sĩ đầu ngành và có kinh nghiệm bao giờ cũng sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn.
– Cơ sở y tế được cấp phép, đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại và là cơ sở chuyên khoa về hậu môn trực tràng
– Đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, dịch vụ y tế chất lượng.
– Cơ sở có tên tuổi, được nhiều người biết đến, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh.
– Chi phí thăm khám, điều trị bệnh công khai và niêm yết rõ ràng, bệnh nhân được tham khảo, tư vấn lựa chọn dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế.
– Sau khi thăm khám chẩn đoán được đúng bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó đưa ra phác đồ trị liệu thích hợp với từng bệnh nhân. Từ đó mang lại kết quả trị liệu cao hơn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trị liệu.
Vì vậy, bệnh nhân có thể tin tưởng, lựa chọn Phòng Khám Ngoại Khoa Đà Nẵng là địa chỉ thăm khám và trị liệu bệnh trĩ nội. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua tổng đài 0827 764 988 hoặc click tư vấn trực tuyến các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cụ thể.