Phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ nội
Bệnh trĩ là một trong những tình trạng phổ biến về hậu môn trực tràng ở nước ta song chưa được người dân quan tâm đúng mực. Trong đó, trĩ nội gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh nhưng rất khó nhận biết nên việc trị liệu thường rơi vào giai đoạn muộn, gây tốn kém và kết quả không cao. Vậy hỗ trợ điều trị trĩ nội bằng cách nào? cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội là một tình trạng bệnh lý gây ra do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng (trên đường lược) bị sưng/ phình to vì co giãn quá mức và có thể gây ra một số vấn đề khó chịu, ngay cả khi người bệnh không cảm thấy chúng. Trĩ nội hình thành gần cuối trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, trừ trường hợp bị sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại vì khối trĩ nằm ẩn bên trong trực tràng. Ở nam giới do cơ sàn chậu chắc, trĩ nội ít sa ra ngoài nên người bệnh chỉ đến khám lúc có biến chứng chảy máu. Ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nội nhưng phổ biến nhất là những người từ 28 – 50 tuổi.
Phân loại bệnh trĩ nội
Không phải tất cả các bệnh trĩ nội đều giống nhau hoặc gây ra các vấn đề giống nhau. Các bác sĩ phân loại bệnh trĩ nội theo bốn cấp độ nghiêm trọng sau:
- Bệnh trĩ nội độ 1: Nếu trĩ bên trong chảy máu nhưng vẫn còn bên trong trực tràng, nó được phân loại là trĩ độ I.
- Bệnh trĩ nội độ 2: Một số búi trĩ nội sẽ sa ra ngoài, nghĩa là chúng bị thò ra ngoài hậu môn. Nếu bệnh trĩ sa ra ngoài tự giảm một cách tự nhiên thì đó là bệnh trĩ độ II.
- Bệnh trĩ nội độ 3: Trĩ độ III bị sa và không tự giảm. Tuy nhiên, các búi trĩ này thường đáp ứng với việc giảm thủ công, có nghĩa là chúng có thể được đẩy trở lại trực tràng.
- Bệnh trĩ nội độ 4: Trĩ độ IV là giai đoạn bệnh trĩ nội nặng nhất, không thể chữa khỏi. Các búi trĩ bị sa ngay cả khi người bệnh đã nỗ lực giảm thiểu bằng tay.
Trĩ nội kéo dài có ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh trĩ để lâu có sao không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bệnh trĩ nếu không trị liệu kịp thời hoặc trị liệu sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh
– Bệnh trĩ khiến người bệnh đau đớn, nhịn đi đại tiện. Lâu dần sẽ dẫn đến táo bón và ảnh hưởng đến đường ruột.
– Nhiều người bệnh bị chảy máu hậu môn do trĩ khi ngồi một chỗ, khiến bệnh nhân khó chịu và đau đớn
– Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, đặt biệt là chuyện chăn gối.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
– Ung thư trực tràng: Các khối u ở trực tràng chỉ được phát hiện khi thực hiện nội soi hậu môn trực tràng.
– Hoại tử hậu môn: Nếu trĩ thò ra ngoài thời gian lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Thậm chí nhiễm trùng ngược vào máu.
– Tắc mạch trĩ: Đối với trĩ ngoại, bị tắc mạch do vỡ các tĩnh mạch tạo nên một bọc máu, dính vào da ngoài hậu môn và khó bóc tách. Gây đau rát và hoại tử phần da dẫn đến rỉ máu. Còn đối với trĩ nội sẽ gây cảm giác cộm như có vật thể lạ trong ống hậu môn, chỉ đến khi thực hiện nội soi hậu môn trực tràng mới thấy ở búi trĩ phồng lên một cục màu xanh, khi rạch nhẹ sẽ có máu đông bật ra.
– Nghẹt búi trĩ: Trĩ sa nghẹt làm người bệnh đau đớn. Trĩ sa nghẹt có thể đỡ sưng nề dần rồi lại có thể đẩy lên, hoặc có thể bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
– Nhiễm khuẩn trĩ: Thường là viêm khe, viêm nhú, có cảm giác ngứa ngáy nóng rát, đau đớn khó chịu. Khi nội soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét, màu đỏ.
Phương pháp chẩn đoán và trị liệu bệnh trĩ nội
Hiện nay, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ nội một cách dễ dàng bằng các phương pháp sau:
- Quan sát trực tràng – hậu môn: Bác sĩ có thể quan sát bằng mắt thường và phát hiện ra các búi trĩ nội bị sa ra ngoài hậu môn.
- Xét nghiệm tìm máu trong phân: Phần lớn trường hợp trĩ đều gây chảy máu khi đi đại tiện. Vậy nên bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm phân để tìm kiếm sự hiện diện của vết máu tươi.
- Kiểm tra trực tràng (DRE): Bác sĩ đưa một ngón tay có đeo găng tay và bôi trơn vào trong trực tràng của bệnh nhân để kiểm tra, tìm kiếm các búi trĩ.
- Nội soi: Các phương pháp nội soi hậu môn, nội soi trực tràng, soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng có thể được thực hiện để giúp bác sĩ quan sát rõ hơn bên trong ống tiêu hóa và tìm kiếm dấu hiệu trĩ nội.
Phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ nội
Sau khi chẩn đoán đúng tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ áp dụng một trong những phương pháp như:
Sử dụng thuốc
Hiện nay, có rất nhiều loại kem bôi, thuốc mỡ, miếng lót có thể được sử dụng để làm giảm cảm giác đau, khó chịu do bệnh trĩ nội gây ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm một số thuốc để giúp làm giảm các triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giảm viêm, kháng sinh, thuốc viên đạn đặt hậu môn… Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng tạm thời.
Phương pháp xâm lấn tối thiểu
Một số phương pháp xâm lấn tối thiểu có thể được sử dụng để xử lý trĩ nội, bao gồm:
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Bác sĩ sẽ sử dụng vòng cao su thắt chặt quanh gốc búi trĩ để ngăn chặn dòng máu nuôi búi trĩ, từ đó khiến chúng teo nhỏ và rụng đi.
- Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiêm hóa chất vào mô trĩ để gây xơ hóa búi trĩ. Sau một thời gian, búi trĩ sẽ teo lại và tự rụng đi.
- Sử dụng kỹ thuật đông máu: Tia hồng ngoại, laser hoặc nhiệt có thể được chiếu vào búi trĩ để khiến chúng teo lại.
Phương pháp phẫu thuật
Nếu các phương pháp khác không mang lại kết quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp trị liệu xâm lấn hơn, bao gồm:
- Cắt bỏ búi trĩ: Phương pháp này sẽ phù hợp để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4.
- Phương pháp Longo: Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, sau đó tiến hành cắt và khâu phần mạch máu cung cấp cho búi trĩ, từ đó làm búi trĩ co nhỏ lại.
- Thắt động mạch trĩ: Bác sĩ sẽ sử dụng các mũi khâu để ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho búi trĩ và khiến chúng co lại.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết thăm khám ở đâu? Hãy tới ngay Phòng khám ngoại khoa Đà Nẵng đang là địa chỉ được đông đảo bệnh nhân trong ngoài khu vực tin tưởng ghé đến, cũng bởi Phòng khám sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Đội ngũ bác sĩ: Tay nghề bác sĩ là tiêu chí đầu tiên để quyết định việc kết quả trị liệu. Những bác sĩ đầu ngành và có kinh nghiệm bao giờ cũng sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn.
– Cơ sở y tế được cấp phép, đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại và là cơ sở chuyên khoa về hậu môn trực tràng
– Đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, dịch vụ y tế chất lượng.
– Cơ sở có tên tuổi, được nhiều người biết đến, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh.
– Chi phí thăm khám, điều trị bệnh công khai và niêm yết rõ ràng, bệnh nhân được tham khảo, tư vấn lựa chọn dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế.
Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có nguy cơ bị trĩ nội, bạn có thể an tâm lựa chọn Phòng Khám Ngoại Khoa Đà Nẵng là địa chỉ thăm khám và trị liệu bệnh trĩ nội. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua tổng đài 0827 764 988 hoặc click tư vấn trực tuyến các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cụ thể.