Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Trĩ Ngoại
Trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược (phía ngoài, bờ của hậu môn) bị giãn ra và gấp khúc, nổi lên, che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Khi nhìn có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen, chồng chéo nhau trong búi trĩ
Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa ngáy, vướng víu và cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, Người bệnh nếu chủ quan không điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến hậu quả rất lớn
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ NGOẠI
Nguyên nhân trĩ ngoại thường gặp là:
+ Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng
+ Táo bón kéo dài làm người bệnh rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài kèm với cơ thắt hậu môn cũng giãn ra theo dẫn tới trĩ
+ Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, cay nóng
+ Thói quen vô tình hằng ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu
+ Quan hệ đồng tính nam
ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH TRĨ NGOẠI
Người có nguy cơ mắc trĩ ngoại thường là những đối tượng sau:
– Người có thói quen sinh hoạt ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng
– Người có thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng như rượu bia, ớt, hạt tiêu…
– Người có thói quen ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam
– Người bị táo bón kéo dài
– Người mắc các bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp
– Phụ nữ mang thai và sau khi đẻ cũng có nguy cơ cao mắc trĩ ngoại vì khi có thai thường dễ táo bón và sức khỏe yếu cùng với hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn. Thai lớn cũng chèn ép gây cản trở lưu thông máu về tính mạch chủ dưới, động tác rặn khi đẻ đều là yếu tố nguy cơ của bệnh
Bởi vậy nếu trĩ ngoại gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như đời sống của người bệnh, cần được thăm khám sớm để có hướng chữa đúng và hiệu quả
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH TRĨ NGOẠI
Có 2 phương pháp điều trị trĩ ngoại là điều trị bằng nội khoa và điều trị bằng phẫu thuật
Về phương pháp nội khoa điều trị trĩ ngoại:
Bệnh nhân mắc trĩ ngoại được áp dụng cả 2 loại thuốc: thuốc đường uống và thuốc tác động tại chỗ (tại vị trí búi trĩ)
Thuốc uống: là nhóm thuốc được chiết xuất từ thực vật hoặc có chứa hoạt chất Rutin có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu và sức đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn- trực tràng, làm giảm tình trạng phù nề, sung huyết tĩnh mạch
Thuốc có tác dụng tại chỗ: có loại thuốc mỡ bôi và thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn, đều có mục đích là kháng viêm, giảm đau và làm săn chắc tĩnh mạch
Về phương pháp phẫu thuật điều trị trĩ ngoại:
- Có rất nhiều phương pháp như chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, đốt điện, lazer, thắt dây thun,… Tuy nhiên trong thường hợp cắt trĩ ngoại thì chỉ nên áp dụng phương pháp cắt trĩ vì đây là cơ quan thụ cảm chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn kéo dài khi dùng các phương pháp khác
- Phương pháp cắt trĩ cũng chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn muộn
>>>>> LƯU Ý :
Bệnh trĩ ngoại nếu búi trĩ sa ra còn ở mức độ nhẹ thì nên chữa càng sớm càng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, còn nếu búi trĩ sa ra khỏi hậu môn dùng tay đẩy vào không thể co hồi như ban đầu thì cần phải can thiệp thủ thuật, bởi vậy bệnh trĩ không nên tự ý chữa trị tại nhà bệnh sẽ càng ngày trở nên nặng và khó chữa về sau chuyển biến chứng, nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ
Hiện nay tại phòng khám chuyên khoa trĩ hậu môn tại đà nẵng đang có áp dụng gói khám ưu đãi cho những bệnh nhân có đặt hẹn trước
+ Gói khám ưu đãi 189k
+ Giảm 30% chi phí thủ thuật
Nếu như bạn đang còn vấn đề cần thắc mắc hoặc chưa nắm rõ được kiến thức về bệnh trĩ và các mức độ của trĩ hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0827 764 988
Hoặc để lại số điện thoại bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất